Muốn làm bạn cùng con: Hãy học cách chia sẻ

27/12/2022

Làm thế nào để con có thể mở lòng chia sẻ khi bố mẹ muốn hiểu con mình hơn?

Có rất nhiều những câu hỏi làm thế nào để con chủ động chia sẻ, tương tác với bố mẹ khi ở nhà. Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy học cách chia sẻ với con.

Không bao giờ quá muộn để bắt đầu cuộc hành trình làm bạn với con.

– Chia sẻ và dành thời gian đọc sách cùng con: Không chỉ khi con bạn lớn lên, biết đọc rồi thì mới có thể chia sẻ sách cho con mà ngay từ khi con còn nhỏ hãy chủ động tìm những cuốn sách phù hợp với con. Nhất là những cuốn sách có hình ảnh minh họa hoặc bạn có thể dành ra 20 phút mỗi ngày đọc sách cùng con (có thể giúp trẻ tiếp xúc hơn 1 triệu từ mỗi năm) để tạo môi trường tích cực, làm giàu cảm xúc và trí tuệ cho con.

– Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, bố mẹ hãy kiên nhẫn và chủ động đến tâm sự về những chuyện vui buồn hay bất cứ chuyện gì làm thay đổi tâm trạng của con. Bố mẹ cũng nên chia sẻ với con về những niềm vui mỗi ngày hay ngay cả khi công việc gặp khó khăn. Hãy tạo thói quen chia sẻ cùng con như 2 người bạn nói chuyện với nhau chứ không nên tạo áp lực bắt con phải kể chuyện của con cho bố mẹ nghe, như vậy sẽ tạo cho con cảm thấy rât phiền.

Không cố gắng ép con kể chuyện khi con chưa muốn thay vì đó hãy nói với con rằng: Hãy chia sẻ với bố mẹ khi con đã sẵn sàng nhé, nếu cần sự trợ giúp từ bố mẹ thì hãy cứ chia sẻ với bố mẹ.

– Chơi trò chơi liên quan đến việc chia sẻ: đôi khi bố mẹ có bạn sang chơi có cả con của bạn nữa mà con của mình lại giữ đồ chơi và không chia cho bạn nhỏ đó cùng chơi thì phải làm sao?

Vậy thì để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, hãy tập cho con thói quen chia sẻ đồ chơi ngay từ khi còn nhỏ bằng cách chơi cùng con những trò chơi như trò xây dựng tòa tháp và chơi theo lượt. Nói những câu như: bạn bây giờ xây dựng tòa tháp, sau đó sẽ đến lượt tôi. Bạn chia sẻ các khối màu đỏ với tôi, tôi sẽ chia sẻ những khối màu xanh với bạn,… Đó là một cách làm bạn cùng con cũng như để con học cách chia sẻ với bố mẹ và những bạn nhỏ khác nữa

– Tạo ra những kỷ niệm đẹp cùng con: Đối với các bạn nhỏ sẽ là nỗi ám ảnh, thu mình lại và khó mở lòng khi con chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau. Lúc đó con có thể sẽ càng xa lánh bố mẹ hơn. Thay vì đó, bố mẹ hãy dành những ngày nghỉ để cùng nhau đưa con đi chơi, gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con, giữa bố và mẹ. Như vậy, bố mẹ sẽ dễ dàng hiểu con hơn.

– Cùng con tham gia các khóa học kỹ năng sống, khóa hè bán trú, chương trình FasTracKids STEM,…

Hãy luôn luôn đồng hành cùng con như những người bạn để con sẵn sàng chia sẻ, tôn trọng con trong mọi vấn đề và suy nghĩ của con. Hãy là người dẫn dắt đồng hành cùng con chứ không ép buộc con theo ý kiến riêng của mình.

(Theo cô Vi Quỳnh – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)